Soft skills là gì? Mà ngày nay cụm từ này không thể thiếu trong công việc. Bởi một người làm việc mà không có soft skills sẽ rất khó để hòa nhập và phát triển sự nghiệp của mình. Hãy tìm hiểu vấn đề này ngay sau đây bạn nhé!
Soft skills là gì? Bao gồm những gì?
Soft skills được biết đến là kỹ năng mềm của mỗi người trong cuộc sống, được hình thành dựa trên tính cách và sự trải nghiệm từ khi còn bé. Mà những kỹ năng này sẽ không được dạy như một môn học mà thiên về trí tuệ cảm xúc liên quan đến bản chất của một con người. Ví dụ, bạn có một tâm hồn đồng cảm, bạn có ý thức trách nhiệm với những người xung quanh.
Trong công việc, người ta coi trọng kỹ năng mềm không thua kém kỹ năng cứng. Bởi lẽ kỹ năng cứng là chuyên môn mà bạn sẽ được hướng dẫn và rèn luyện để ngày càng hoàn thiện hơn. Và đến một giai đoạn nào đó bản thân của mỗi người sẽ có đầy đủ năng lực để làm việc thật chuyên nghiệp. Trong khi đó kỹ năng mềm là bản chất nguyên sơ của một con người mà không phải ai cũng có thể dễ dàng thay đổi.
Kỹ năng mềm là sự hỗ trợ đắc lực giúp bạn có thể tiến xa hơn trong sự nghiệp, được “sánh vai” cùng với chuyên môn. Vì tính cách và sự tương tác đóng vai trò quan trọng để tạo dựng hình ảnh và xây dựng mối quan hệ với những người xung quanh.
Theo những tổng hợp có khoảng 25 kỹ năng mềm như sau: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng viết, kỹ năng trung thực, kỹ năng teamwork, kỹ năng chủ động, kỹ năng tin cậy, kỹ năng tập trung, kỹ năng giải quyết khủng hoảng, kỹ năng linh hoạt và thích ứng, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng kết nối, kỹ năng chịu áp lực, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng gây ảnh hưởng, kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng tổ chức, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng nắm chắc đa dạng văn hóa, kỹ năng sử dụng máy tính, kỹ năng học hỏi, kỹ năng định hướng công việc, kỹ năng định lượng, kỹ năng đào tạo và truyền thụ, kỹ năng quản lý thời gian.
Một số soft skills quan trọng trong công việc
Như đã nêu trên, có rất nhiều kỹ năng mềm quan trọng nhưng đối với công việc thì sẽ yêu cầu các bạn phải có những kỹ năng cơ bản sau:
Kỹ năng giao tiếp: Bất kể bạn là ai, bạn làm công việc gì thì không thể thiếu kỹ năng này. Vì quyết định đến sự ở lại hay đào thải trong một môi trường làm việc nào đó. Việc giao tiếp cũng không đơn thuần chỉ là những câu xã giao thông thường mà là một nghệ thuật lời nói đi đôi với những cử chỉ và hành động, nắm bắt tâm lý đối phương. Trong đó, bạn sẽ phải đối diện với các mối quan hệ giao tiếp như: Cấp trên, đồng nghiệp và khách hàng.
Kỹ năng quan sát: Công việc đã khó khăn nhưng môi trường làm việc cũng tồn tại không ít sự phức tạp nên mỗi người phải biết quan sát. Vì quan sát là để học hỏi chuyên môn và nắm bắt tâm lý những người xung quanh. Đồng thời quan sát là để biết cách giải quyết nhanh vấn đề.
Kỹ năng làm việc nhóm: Dù muốn hay không thì khi làm việc sẽ không tránh khỏi những lúc làm việc nhóm. Bởi một kế hoạch sẽ bao gồm nhiều việc làm trong đó mà mỗi người đóng vai trò phụ trách một nhiệm vụ riêng biệt để hoàn thành mục tiêu chung. Do đó, kỹ năng làm việc nhóm rất quan trọng trong xã hội ngày nay giúp chúng ta tạo tính tương tác, học hỏi và hoàn thiện bản thân mình hơn.
Kỹ năng quản lý và sắp xếp công việc: Nếu không có kỹ năng quản lý và sắp xếp công việc thì dù bạn có “ba đầu sáu tay” cũng không thể giải quyết nổi công việc bị dồn đống. Lúc này chúng ta sẽ rơi vào trạng thái căng như dây đàn mà người ta thường cho là áp lực trong công việc. Nhưng thực tế lại là do bản thân mỗi người chưa tuân thủ thời gian mà mình đã đề ra, khiến việc bị chậm trễ.
Soft skills có vai trò gì trong công việc?
Soft skills là một thang điểm cộng dành cho các ứng viên khi chưa có kinh nghiệm. Chẳng hạn, bạn phỏng vấn vị trí bán hàng nhưng chưa có kinh nghiệm sale hay nắm rõ quy trình bán hàng ra sao. Nhưng “trời” cho chúng ta có một giọng nói truyền cảm, lưu loát và tính tình cởi mở thì rất có thể bạn sẽ là ứng cử viên sáng giá mà nhà tuyển dụng lựa chọn.
Giai đoạn tiếp theo khi các bạn bước vào công việc thì các soft skills như khả năng linh hoạt và thích ứng, giao tiếp, học hỏi, giải quyết vấn đề… lại tiếp tục đóng vai trò quan trọng giúp chúng ta vượt qua những khó khăn. Ví dụ, bạn linh hoạt và học hỏi các thông tin về sản phẩm, dịch vụ của công ty nên sẽ nhanh chóng nắm bắt và tư vấn cho khách hàng.
Đối với nhà lãnh đạo khi sở hữu những nhân viên có kỹ năng mềm sẽ mang đến lợi ích cho doanh nghiệp vì tạo ra môi trường làm việc lành mạnh. Chính họ sẽ là những nhân tố thúc đẩy sự liên kế hợp tác với nhau để tạo ra những thành quả. Đồng thời với tư duy học hỏi, họ sẽ tiếp thu phương thức làm việc mới theo sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
Nếu chính người lãnh đạo cũng có những kỹ năng mềm cần thiết sẽ mang đến môi trường làm việc thoải mái cho nhân viên của mình. Đồng thời với những kỹ năng này, các nhà lãnh đạo sẽ tạo niềm tin trước khách hàng và những đối tác. Từ đó, đưa doanh nghiệp của mình phát triển lên một tầm cao mới.
Qua bài viết này hi vọng các bạn đã hiểu soft skills là gì. Đồng thời còn hiểu được rằng, mỗi một kỹ năng mềm đều giúp ích cho công việc và cả cuộc sống của chúng ta. Vì vậy, tự thân mỗi người hãy học hỏi và thay đổi tư duy để hòa nhập mà không hòa tan trong xã hội.