Cách quản lý nhân viên cấp dưới – 6 bí quyết sếp phải “thuộc nằm lòng”

Nhà lãnh đạo luôn là người quan trọng nhất trong tổ chức, họ không chỉ làm việc mà còn phải biết điều hành và dẫn dắt cả công ty. Làm thế nào để đồng nghiệp cấp dưới không chỉ làm việc hiệu quả mà còn là những người trung thành và gắn bó lâu dài với công ty? Bài viết dưới đây chia sẻ cho bạn cách quản lý nhân viên cấp dưới, đây thật sự là những bí quyết sếp phải biết để “thu phục” được họ.

Tôn trọng và công bằng với mọi nhân viên

Để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi và được nhiều cấp dưới kính nể, điều đầu tiên sếp phải làm đó là tôn trọng và đối xử công bằng với mọi cá nhân trong công ty. Có thưởng phạt công minh và rõ ràng. Nếu cấp dưới làm việc xuất sắc và có đóng góp nhiều cho công ty, bạn nên khen thưởng trong các cuộc họp của công ty, để những cá nhân khác cùng phấn đấu. Nếu họ vi phạm nội quy thường xuyên hay có những hành động tiêu cực ảnh hưởng đến công ty, bạn hãy nêu lên để những người khác không mắc phải những sai lầm tương tự.

Muốn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, bạn phải biết tôn trọng và công bằng với tất cả những đồng nghiệp của mình. Có như thế nhân viên sẽ tôn trọng sếp và cống hiến hết mình vì mục tiêu chung của công ty.

Hiểu và đặt mình vào vị trí của nhân viên

Ở mỗi những lĩnh vực công việc sẽ có những khó khăn khác nhau mà mỗi người gặp phải. Chính vì thế, người lãnh đạo giỏi ở chỗ họ có thể hiểu và đặt mình vào vị trí của họ. Họ hiểu được nhân viên cấp dưới cần gì, muốn gì? Cùng trong một tình huống, nếu sếp đặt mình vào vị trì cấp dưới thì sếp sẽ nghĩ gì và hành xử như thế nào? Khi bạn đã đặt mình vào suy nghĩ của mọi người, bạn sẽ hiểu họ mong muốn gì ở sếp, ở công ty và bạn sẽ có những hành vi hay cách xử lý phù hợp. Đồng thời, hãy giúp mỗi cá nhân trong công ty luôn có một môi trường làm việc hiệu quả và phát huy hết khả năng của mình.

Xây dựng hình mẫu tốt để làm gương cho nhân viên

Người lãnh đạo được ví  như chiếc gương để nhân viên noi theo. Sếp có tốt, có giỏi thì cấp dưới sẽ là những người tốt và giỏi giống như sếp. Vì thế, để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, bạn cần xây dựng cho mình một hình mẫu tốt, cả về đức lẫn tài. Khi đó, bạn sẽ xây dựng được lòng tin, sự trung thành của cấp dưới.

Biết lắng nghe và chia sẻ với nhân viên

Ngoài trình độ chuyên môn, kỹ năng quản lý nhân sự cũng cần thiết cho nhà lãnh đạo đó là sự lắng nghe và chia sẻ với mọi người. Khi họ không làm tốt công việc đề ra, bạn cần lắng nghe thật sự họ gặp những khó khăn như thế nào và cần gì để làm việc đạt hiệu quả hơn. Trong những lúc như thế, mỗi cá nhân luôn cần có những lời khuyên, lời góp ý chân thành và thẳng thắn từ sếp của mình. Bạn hãy trở thành một người sếp tâm lý, hãy động viên và khuyến khích mọi thành viên trong phòng ban vượt qua giai đoạn căng thẳng trong công việc. Những bạn mới nếu biết cách giới thiệu bản thân trong ngày đầu đi làm tốt cần được Sếp khích lệ tinh thần.

Phân công công việc phù hợp với nhân viên

Để trở thành một vị sếp giỏi, bạn phải biết quan sát và nhìn người. Bạn phải luôn sát sao và theo dõi quá trình làm việc của từng nhân sự dưới quyền, để đánh giá đúng năng lực và sở trường của họ. Từ đó, bạn sẽ biết cách giao phó công việc phù hợp với năng lực mà không sợ rằng việc đó có quá sức hay quá dễ đối với họ hay không. Bên cạnh đó, bạn sẽ biết cách tận dụng người tài đúng nơi, đúng chỗ.

Liên tục học hỏi và trau dồi

Là sếp không đồng nghĩa với việc bạn đã giỏi ở tất cả các lĩnh vực. Công nghệ và xã hội ngày một tiến bộ, thông tin và kiến thức ngày một nhiều, những người lãnh đạo giỏi luôn là những người có tầm nhìn và nắm bắt tốt những phát triển của xã hội. Để làm được điều này, bạn phải luôn trau dồi và học hỏi những kiến thức mới xung quanh mình.

Trở thành một người lãnh đạo tài giỏi là điều ai cũng mong muốn nhưng đó không phải là một điều dễ dàng. Hãy học cách quản lý nhân viên cấp dưới không chỉ bằng kiến thức mà còn bằng sự tôn trọng, lắng nghe và thấu hiểu mọi người. Hãy chứng tỏ rằng bạn không chỉ là một vị sếp giỏi, có đầy đủ năng lực mà còn là một vị sếp có thể thu phục lòng người.