Phụ cấp là gì? Bao gồm các khoản nào?

Khi người lao động làm việc ngoài lương cơ bản mà họ nhận được. Thì người sử dụng lao động còn có các khoản bù đắp cho nhân viên tùy vào điều kiện và hoàn cảnh của người làm việc. Đây được gọi nôm na là phụ cấp. Vậy phụ cấp là gì? Chúng ta cùng đi sâu vào tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Phụ cấp là gì? Các thông tin liên quan

Phụ cấp là một khoản tiền được coi là bắt buộc mà các đơn vị sử dụng lao động chi trả thêm cho nhân viên của mình vào hàng tháng. Dựa vào các yếu tố như: tính chất công việc, mức độ nguy hại, thời gian cống hiến, hoàn cảnh của người lao động…Trong đó, mỗi đơn vị lao động sẽ tự điều chỉnh và đưa ra chính sách phụ cấp khác nhau, tùy vào lĩnh vực việc làm cụ thể.

Có nhiều thắc mắc xung quanh vấn đề giữa chính sách phụ cấp và trợ cấp cho người lao động. Bởi nhiều người vẫn còn nhầm lẫn và chưa phân biệt đúng 2 trường hợp nêu trên. Vậy phụ cấp và trợ cấp được hiểu như thế nào là đúng?

Nói một cách đơn giản và dễ hiểu như sau: Phụ cấp là khoản tiền gần như được xác định phải trả cho người lao động ngoài lương cơ bản mà họ nhận được. Mà các khoản được nhận này sẽ tính đóng bảo hiểm xã hội. Trợ cấp là khoản tiền mà người lao động được cấp khi rơi vào trường hợp tạm ngưng lao động như: thai sản, tai nạn, ốm đau, mất việc, thôi việc, hưu trí…Mà phần chi phí trợ cấp này dựa trên cơ sở tiền đóng bảo hiểm của người lao động.

Phụ cấp lương bắt buộc đóng bảo hiểm xã hội

Theo quy định của pháp luật những khoản phụ cấp mà người lao động được nhận sẽ được cộng vào tiền lương và tính tỉ lệ phần trăm trích ra đóng bảo hiểm xã hội. Trong đó, các yếu tố được quy định hưởng phụ cấp như sau:

  • Theo vai trò: Người lao động có chức vụ, chức danh trong một tổ chức hoạt động. Thì sẽ được hưởng phụ cấp theo quy định của từng bậc trong bảng lương.
  • Theo tính chất công việc: Dựa vào mức độ độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm, và thường xuyên di chuyển trong công việc…Thì được hưởng phụ cấp tùy vào mức độ và môi trường làm việc.
  • Theo thâm niên và trách nhiệm công việc: Người lao động có thời gian làm việc lâu năm và có kinh nghiệm. Giữ vai trò quan trọng về tính hiệu quả công việc do có trình độ chuyên cao được tích lũy và có ảnh hưởng đến các vấn đề như: giao tiếp, phối hợp…với các công việc khác.
  • Theo điều kiện địa lý: Lao động ở những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn như: vùng xa xôi, hẻo lánh, môi trường khắc nghiệt, điều kiện sinh hoạt gặp nhiều khó khăn.
  • Các khoản phụ cấp khác như: Hỗ trợ lao động đi đến vùng kinh tế mới để mở rộng và phát triển thị trường lao động. Khuyến khích làm việc có năng suất và đạt hiệu quả công việc cao.

Các khoản hỗ trợ không đóng bảo hiểm xã hội

Ngoài khoản phụ cấp lương được nhận thì người lao động còn được hưởng các khoản hỗ trợ khác mà không phải đóng bảo hiểm như:

  • Hỗ trợ sinh hoạt: Tiền ăn hàng tháng, phí điện thoại,tiền đi lại và xăng xe. Ngoài ra, còn hỗ trợ người lao động về nhà ở, chi phí nuôi con nhỏ và tiền giữ trẻ.
  • Hỗ trợ hoạt động cá nhân: Có người thân kết hôn, người thân mất, sinh nhật, các trường hợp tai nạn, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ khác.
  • Các khoản tiền thưởng, lương tháng 13…

Bên cạnh đó, chúng ta còn lưu ý một số khoản trợ cấp thường thấy trong các hoạt động kinh doanh sản xuất như: tiền tăng ca, làm thêm được phân biệt ngày thường, thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ, tết…mức độ được chi trả khác nhau.

Là một ngừoi Sếp – Bạn phải nắm rõ về khoản phụ cấp để trình bày và tạo được uy tín, thể hiện năng lực quản lý nhân viên cấp dưới hiệu quả.

Bài viết trên đã phân tích ngắn gọn các khoản phụ cấp trong hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật. Hi vọng mọi người có thể hiểu phụ cấp là gì và phân biệt các khoản hỗ trợ mà chủ doanh nghiệp bù đắp trong quá trình lao động. Để chúng ta không phải thắc mắc và hưởng đúng quyền lợi của mình.